Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 NHững hình ảnh bất nhờ về cơ thể người

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
T...A
Quản lý từng chuyên mục
Quản lý từng chuyên mục
T...A


Gia nhập : 08/12/2009
Tổng số bài gửi : 433
Điểm đóng góp : 794
Được cám ơn : 56
Sở thích : choi
Quan điểm : vui ve
Con vật yêu thích: : NHững hình ảnh bất nhờ về cơ thể người Bee
Mức độ vi phạm diễn đàn: :
NHững hình ảnh bất nhờ về cơ thể người Left_bar_bleue0 / 1000 / 100NHững hình ảnh bất nhờ về cơ thể người Right_bar_bleue


NHững hình ảnh bất nhờ về cơ thể người Vide
Bài gửiTiêu đề: NHững hình ảnh bất nhờ về cơ thể người   NHững hình ảnh bất nhờ về cơ thể người I_icon_minitimeSun Feb 28, 2010 6:14 pm

Những cấu trúc nhỏ xíu bên trong cơ thể
cũng có thể là nguồn cảm hứng nghệ thuật với sự giúp sức của công
nghệ.

Các hình ảnh được tạo ra nhờ sử dụng một loại kính hiển vi điện tử
có khả năng quét hình (scanning electron microscope – SEM). Đây là kính
hiển vi điện tử sử dụng tia electrons năng lượng cao để quét bề mặt
của bức ảnh.
Tia electron do SEM tạo ra tương tác với các nguyên tử ở gần hay
trên bề mặt mẫu vật được quét. Quy trình này tạo ra một hình ảnh 3D
sống động với độ phân giải rất cao. Độ phóng đại tăng từ 25 lần (tương
đương một kính lúp cầm tay) lên khoảng 250.000 lần.
Những chi tiết ở kích thước 1 đến 5nm cũng có thể được phát hiện rõ
ràng đến kinh ngạc.
Trên đoạn đường hành trình thú vị này, bạn sẽ thấy được điều gì là
bình thường, điều gì sẽ xảy ra khi các tế bào bị xoắn lại do bệnh ung
thư gây ra và diễn biến khi một quả trứng gặp tinh trùng lần đầu tiên
sẽ như thế nào.
Dưới đây là kết quả thu được sau chuyến thám hiểm thú vị trong cơ
thể.
Các tế bào máu đỏ – RBC

[You must be registered and logged in to see this image.]


Trong bức ảnh này chúng trông giống như những viên kẹo nhỏ màu vàng,
nhưng thực chất là loại tế bào máu phổ biến nhất trong cơ thể con người
– các tế bào máu đỏ (Red Blood Cells).

Các tế bào có hai mặt lõm này có nhiệm vụ mang ô-xy đến toàn bộ cơ
thể. Ở phụ nữ, trong mỗi mm3 máu có chứa khoảng 4 đến 5 triệu RBC và 5
đến 6 triệu ở đàn ông. Những người sống ở những nơi có địa hình cao có
nhiều các tế bào này hơn do lượng ô-xy trong môi trường thấp.
Một chân tóc chẻ

[You must be registered and logged in to see this image.]


Việc cắt tỉa tóc thường xuyên và sử dụng máy sấy tóc phù hợp có thể
giúp ngăn chặn hình ảnh khó coi này.

Neuron thần kinh Purkinje

[You must be registered and logged in to see this image.]


Trong số 100 tỉ neuron thần kinh trong não bộ, các neuron Purkinje (tên
nhà sinh lý học Purkinje) thuộc loại những neuron lớn nhất.

So sánh với số khác, các tế bào này là bậc thầy về điều hòa thần
kinh vận động ở vỏ tiểu não.
Các tác nhân độc hại như cồn và lithium, các bệnh tự miễn dịch, đột
biến gen, trong đó có bệnh tự kỷ và các bệnh thoái hóa thần kinh có thể
ảnh hưởng xấu đến các tế bào Purkinje.
Tế bào lông tai

[You must be registered and logged in to see this image.]


Đây là hình ảnh cận cảnh của các lông rung trong của tế bào lông trong
tai người. Các lông rung này phát hiện sự di chuyển cơ học phản ứng lại
các rung động âm thanh.

Mạch máu dây thần kinh thị giác

[You must be registered and logged in to see this image.]


Trong hình ảnh này, các mạch máu thuộc võng mạc biến màu xuất hiện từ
đĩa thị giác bị nhuộm màu đen. Đĩa thị giác này là một điểm mù do không
có các tế bào tiếp nhận ánh sáng ở vùng võng mạc này, nơi mà dây thần
kinh thị giác và các mạch máu võng mạc để lại phía sau mắt.

Nụ vị giác của lưỡi

[You must be registered and logged in to see this image.]


Hình ảnh được tăng cường màu sắc này thể hiện nụ vị giác trên lưỡi.
Lưỡi người có khoảng 10.000 nụ vị giác chịu trách nhiệm phát hiện các
tín hiệu về vị khác nhau như mặn, cay, đắng, ngọt và ngon.

Mảng bám trên răng

[You must be registered and logged in to see this image.]


Bạn chải răng thường xuyên vì đây là cái tạo thành trên bề mặt một
chiếc răng – một lớp mảng bám được tạo thành trông giống như “hạt ngô
bám lõi” vậy.

Cục máu

[You must be registered and logged in to see this image.]


Bạn có nhớ là hình ảnh của các tế bào máu đỏ có hình dáng đẹp và thống
nhất mà bạn thấy phía trên không? Đây là hình ảnh của cùng các tế bào
đó khi bị mắc trong cái mạng nhằng nhịt của một cục máu. Tế bào nằm ở
giữa là một tế bào máu trắng.

Các túi phổi

[You must be registered and logged in to see this image.]


Còn đây là hình ảnh được tăng cường màu sắc của bề mặt trong lá phổi.
Các khoang rỗng là các túi phổi. Đây là nơi diễn ra quá trình trao đổi
khí và máu.

Các tế bào ung thư phổi

[You must be registered and logged in to see this image.]


Hình ảnh của các tế bào ung thư phổi bị hư hại này tương phản mạnh với
lá phổi khỏe mạnh phía trên.

Lông nhung trong thành ruột

[You must be registered and logged in to see this image.]


Các lông nhung trong ruột non tăng cường diện tích bề mặt của ruột, nơi
giúp quá trình hấp thụ thức ăn. Hãy nhìn gần lại và bạn sẽ thấy chút
thức ăn còn dính lại ở một trong các kẽ nứt của thành ruột.

Trứng người và các tế bào dạng vòng

[You must be registered and logged in to see this image.]


Hình ảnh này là của một quả trứng người có màu hồng được tăng cường màu
sắc đang nằm trên một đầu kim.

Quả trứng này được bao bọc bởi một lớp zona pellicuda – một
glycoprotein có chức năng bảo vệ quả trứng nhưng cũng giúp để bẫy và
bắt giữ tinh trùng. Hai tế bào dạng vòng được gắn chặt vào lớp vỏ zona
pellicuda.
Tinh trùng trên bề mặt một quả trứng

[You must be registered and logged in to see this image.]


Đây là hình ảnh phóng đại của một số tinh trùng đang tìm cách thụ tinh
cho trứng.

Phôi người và tinh trùng

[You must be registered and logged in to see this image.]


Trông có vẻ như là thế giới đang có chiến tranh vậy, nhưng thực sự đó
lại là hình ảnh 5 ngày sau khi một quả trứng được thụ tinh. Một số tế
bào tinh trùng còn sót lại vẫn còn bám ở xung quanh.

Hình ảnh dưới ánh sáng huỳnh quang này được chụp lại bằng một kính
hiển vi đồng tụ. Phôi và các nhân của tế bào tinh trùng có màu hồng sậm
trong khi đuôi tinh trùng lại có màu xanh. Vùng có màu xanh là các
điểm nối giữa các vùng trống, tạo nên các điểm liên kết các tế bào.
Phôi người 6 ngày tuổi đang làm tổ trong dạ con

[You must be registered and logged in to see this image.]


Và vòng đời lại bắt đầu: phôi người 6 ngày tuổi này đang bắt đầu làm tổ
trong dạ con.




Chữ ký của T...A
Về Đầu Trang Go down
 

NHững hình ảnh bất nhờ về cơ thể người

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THƯ VIỆN ẢNH :: Thế giới ảnh đẹp và độc đáo-

Diễn đàn thành lập:Wed 28 Oct 2009 - 22:02 Người sáng lập diễn đàn: CP2010
Diễn đàn phát triển bởi tập thể THPT Bắc Bình Online

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất