Gia nhập : 01/01/1970 Điểm đóng góp : 0 Con vật yêu thích: : Mức độ vi phạm diễn đàn: :
| Tiêu đề: Những căn cứ để nói mộ Tào Tháo là có thật Thu Jan 14, 2010 10:33 pm | |
| | | | | | Sở Khảo cổ thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (KHXH TQ) đã có cuộc hội thảo sáng nay, 14/1, khẳng định: mộ Tào Tháo là có thật và những xôn xao nóng bỏng trong dư luận về mộ Tào Tháo vừa qua nằm ngoài dự liệu.
[You must be registered and logged in to see this link.] | Những hình ảnh về đồ tùy táng được chiếu tại hội thảo - Ảnh: QQ | Sáng ngày hôm nay, Sở nghiên cứu khảo cổ thuộc Viện KHXH TQ đã tổ chức cuộc hội thảo khảo cổ công cộng, giới thiệu một cách toàn diện tình hình phát hiện và khai quật khu mộ của Tào Ngụy, phân tích từ chuyện sinh thời của Tào Tháo tới tình trạng của xương cốt, độ tuổi của chủ nhân ngôi mộ, mổ xẻ kỹ lưỡng các thông tin nhiều mặt về khu mộ.
Giám đốc Sở Khảo cổ thuộc Viện KHXH, Vương Nguy (Wang Wei) cho biết: kể từ khi công bố thông tin An Dương, Hà Nam có khu mộ của Tào Ngụy, dư luận xã hội tỏ ra hết sức quan tâm. Vấn đề chủ nhân mộ có phải Tào Tháo hay không đã gây ra tranh luận quyết liệt giữa giới học thuật và ngoài xã hội. Công chúng đòi hỏi có câu trả lời chuẩn xác và tường tận về khu mộ này. Phản ứng sôi nổi đôi khi đến dữ dội của xã hội vượt qua mọi dự đoán của các học giả.
Vì đòi hỏi này, một đoàn chuyên gia khảo cổ thuộc Viện KHXH TQ gồm 12 người đã tới thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam ngày 11/1 vừa qua để khảo sát khu mộ được công chúng quan tâm này. Đây đều là những chuyên gia phân tích độ tuổi, chuyên gia nghiên cứu xương cốt nổi tiếng TQ.
[You must be registered and logged in to see this link.] | Các chuyên gia bên trong khu mộ - Ảnh: Xinhuanet | Đoàn chuyên gia đã khảo sát kỹ lưỡng kết cấu khu mộ và những hiện vật quý đã tìm kiếm được từ trong khu mộ, xem xét tình trạng khu mộ liệu đã bị đánh cắp những gì hoặc liệu có sắp đặt gì mới, và lọc lấy những thông tin lịch sử có được từ các đồ tùy táng, đặc biệt phân tích kỹ càng tình trạng của những di vật là những chứng cứ trực tiếp đi liền với chủ nhân ngôi mộ.
Kiến trúc ngôi mộ phù hợp với mộ của một bậc đế vương
Hôm qua, trong hội thảo cũng do Viện KHXH TQ tổ chức, chuyên gia khảo cổ Lưu Khánh Trụ cho hay: xét một loạt chứng cứ, có thể khẳng định đây là chỉ có thể là mộ Tào Tháo mà thôi!
Thứ nhất, hình dáng và cấu tạo của khu mộ hoàn toàn phù hợp với mộ của bậc đế vương, phía trước khu mộ đã phát hiện được nhiều ngôi mộ khác của các vương thời Đông Hán: sơ kỳ 2 ngôi, trung kỳ 3 ngôi, vãn kỳ 3 ngôi.
Khu mộ này hoàn toàn giống với mộ Trung Sơn Vương của huyện Định, thời vãn kỳ và mộ Thổ Sơn của châu Đồ.
Tọa độ, niên đại và ghi chép cơ bản là phù hợp
Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu khảo cổ thời Hán Đường Châu An Thạch cho rằng, căn cứ vào những hiểu biết về Đô Thành – nơi ở của Tào Tháo – từ 3 phương diện khác nhau có thể thấy rõ đây đúng thực là mộ Tào Tháo, thứ nhất là tọa độ, thứ hai là hình thức thực tế rất điển hình cho thời kỳ Tào Tháo, thứ ba là niên đại và các ghi chép đều xác hợp về cơ bản.
Ông nói, phát hiện khu mộ lớn như vậy ở nơi này là không có gì kỳ lạ, vì ngay gần đây là di chỉ Nghiệp Thành. Qua khảo sát di chỉ Nghiệp Thành, các nhà khảo cổ cũng đã có được lượng thêm nhiều thông tin hơn về khu mộ Thào Tháo.
Theo quy hoạch của Đô Thành, Nghiệp Thành của Tào Ngụy vô cùng quan trọng, sau khi kết thúc cuộc chiến với Viên Thiệu, Tào Tháo đã bắt đầu xây dựng Đô Thành và trụ lại nơi đây.
Do sự bố trí của Tào Tháo, Nghiệp Thành của Tào Ngụy mà ta thấy ngày nay không giống với bố cục của thời Đông Hán Tây Hán. Ngoài đối xứng trục giữa ra, công năng của phân khu cũng vô cùng rõ rệt. Qua những nghiên cứu về mặt hình thức khách quan này, các chuyên gia nhận thấy những tương đồng nhất định giữa các đối tượng cùng thời kỳ, điều này cũng phản ánh khẳng định trên là có cơ sở.
Mộ của các đế vương nằm quanh Đô Thành
Tào Tháo qua đời khi vẫn còn là Ngụy Vương (vua nước Ngụy), nhưng chưa xưng đế, sau khi chết được thêm thụy hiệu là Vũ Vương. Ông mất năm 220, năm cuối cùng của thời Đông Hán, những đồ tùy táng về cơ bản cũng là những đồ có từ thời kỳ Đông Hán, ví dụ như ngũ châu (5 loại ngọc) Đông Hán.
[You must be registered and logged in to see this image.] | Xương cốt tìm được trong khu mộ - Ảnh: Xinhuanet | Nhiều người vẫn thắc mắc vì sao mộ Tào Tháo không ở Lạc Dương, hay ở quê của ông là An Huy, thậm chí là Hà Bắc Nghiệp Thành. Vào cuối thời Đông Hán, chỉ có Tào Tháo mới có tư cách được chôn ở nơi này. Chiểu theo quy luật, đế vương là phải được chôn quanh Đô Thành.
Vì vậy, từ thời đại, vị trí và đẳng cấp khu mộ, đây chỉ có thể là nơi an nghỉ của Tào Tháo.
Phù hợp với phân tích niên đoạn nhưng ADN khó đoán định
Đội trưởng đội khảo cổ thời Hán thành phố Trường An Lưu Chấn Đông cho biết: Khu mộ này có đường vào và phương hướng về cơ bản đều phù hợp với niên đại đã được phân tích.
Hiện tại đã khai quật được ngôi mộ số 2 có 3 người gồm 1 nam 2 nữ. Với ý kiến nên xét nghiệm ADN để khẳng định đó có phải là Tào Tháo hay không, chuyên gia Trương Quân nói: sau khi chết đi, các gene bị thoái hóa, mặc dù có thể phân tích ADN ti thể nhưng nhiễm sắc thể bên ngoài rất khó để kiểm định, xương cốt thu được cũng cần được bảo tồn nguyên trạng, hiện tại rất khó để thực hiện. Hơn nữa, khả năng dựa vào AND để phán đoán xem đó có phải là Tào Tháo không là không cao.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Chữ ký của | | | | | |
|