yu Quản lý từng chuyên mục
Gia nhập : 05/12/2009 Tổng số bài gửi : 992 Điểm đóng góp : 2198 Được cám ơn : 142 Tuổi : 32 Đến từ : Sever chợ lầu vip Sở thích : Muzik,đam mê tốc độ Quan điểm : Se~ KhôNg Có Gì xẢy Ra tRêN đời Nếu tRước Đó kHôNg có mỘt Ước Mơ Con vật yêu thích: : Mức độ vi phạm diễn đàn: :
| Tiêu đề: Bí ẩn “tam giác nuốt hơn 2.000 máy bay” Fri Jan 15, 2010 2:35 pm | |
| | | | | | Nhắc đến “tam giác Bermuda”, nhiều người trên thế giới sẽ lập tức nghĩ ngay đến vùng biển bí ẩn ở Đại Tây Dương với sự mất tích lạ kỳ của vô số tàu thuyền. Trong khi bí ẩn ấy còn chưa được giải đáp, thì tại Mỹ lại xuất hiện một “tam giác Nevada” với sự mất tích lạ kỳ của hơn 2.000 máy bay trong 60 năm qua! Vùng đất dữ Theo báo chí Mỹ đưa tin, tại bang Nevada của nước này cũng tồn tại một vùng tam giác bí ẩn nằm tại vùng núi và sa mạc hoang vắng với diện tích vượt quá 25.000 dặm vuông (khoảng 40.000m2), nơi không người sinh sống và cũng ít có người qua lại. Không ai biết chính xác nhưng theo con số ước lượng, có hơn 2.000 máy bay đã mất tích hoặc rơi tại đây tính từ năm 1950 đến nay. Ngay cả trong những vụ tai nạn, xác máy bay và các nạn nhân rất ít khi được tìm thấy.
Trong số những vụ tai nạn máy bay lạ kỳ ở “tam giác Nevada”, người ta nhớ nhất đến vụ mất tích của “ông vua kỷ lục” Stephen Fossett năm 2007. James Stephen Fossett, sinh năm 1944, tại bang Tennessee, được biết đến như một phi công, thủy thủ, nhà thám hiểm và lập 116 kỷ lục trong nhiều lĩnh vực.
Không những thế, Fossett còn là một nhà kinh doanh đại tài với 2 công ty riêng trong lĩnh vực thương mại và chứng khoán là Lakota Trading và Marathon Securities đem lại tài sản hàng trăm triệu USD. Vì thích thám hiểm, Fossett đã sử dụng phần đáng kể số tài sản này vào việc đó.
8h45 ngày 3-9-2007, Stephen cùng chiếc máy bay một động cơ mang tên Bellanca cất cánh từ đường bg riêng gần thung lũng Smith, Nevada với ý định tìm kiếm địa điểm lập một kỷ lục mới.
Một trong số ít xác máy bay được tìm thấy ở “tam giác Nevada” Tuy nhiên, sau khi cất cánh, Stephen Fossett không còn bất kỳ liên hệ qua vô tuyến nào với mặt đất và cũng kể từ đó chiếc máy bay và Steve đã biến mất không hề để lại dấu tích. Sau khi Fossett mất tích, Cục Hàng không liên bang Mỹ đã tổ chức một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn nhất trong lịch sử của cơ quan này nhưng thất bại.
Bí ẩn của “tam giác Nevada” chưa dừng lại đó. Theo chuyên gia sự cố hàng không Mỹ Craig Fowler, ngoài hàng trăm chiếc máy bay loại nhẹ còn có ít nhất vài trăm chiếc máy bay quân sự gặp nạn tại đây, trong đó các loại máy bay chiến đấu sừng sỏ như “B-17 Flying Fortress”, “P-38 Lightning” hay “B-24 Liberator”.
Hé màn bí ẩn
Được biết, “vùng 51” nằm sâu trong “tam giác Nevada” là một c cứ quân sự được chính phủ Mỹ liệt vào loại tối mật. Từ trước tới nay người ta đồn rằng trong “vùng 51” có mảnh vỡ UFO và cả xác người ngoài hành tinh được bảo quản trong tủ lạnh. Ngoài ra, “vùng 51” cũng là nơi dùng để thử nghiệm những thiết bị bay tối tân và bí mật của nước này. Tuy vậy, cũng có chuyên gia đưa ra được lời giải thích khá thuyết phục.
Theo bộ phim tài liệu “Bí mật tam giác Nevada” sắp được Đài truyền hình Anh trình chiếu, hơn 1 năm sau khi Stephen Fossett mất tích, xác máy bay của ông được tìm thấy khiến chân tướng sự việc được hé mở phần nào.
Theo phát hiện của các chuyên gia, thực chất cái gọi là “bí mật người ngoài hành tinh” của vụ Fossett và “vùng 51” chẳng có liên quan gì đến thiết bị bay kỹ thuật cao, mà chỉ là thời tiết khắc nghiệt của vùng này. Khí hậu và môi trường địa lý đặc biệt của “tam giác Nevada” đã tạo nên một điều kiện thời tiết khác thường, đủ khiến các máy bay bay qua khu vực này bị “lôi” xuống đất.
Bộ phim “Bí mật tam giác Nevada” còn tiết lộ về một hiện tượng gọi là “sóng mạch núi” do dòng khí lưu Thái Bình Dương di chuyển theo tốc độ cực nhanh kết hợp với độ dốc đỉnh núi tạo ra, nó giống như trò chơi tàu lượn mạo hiểm, có thể bất ngờ lao vút lên không trung rồi rầm rầm lao xuống, khiến máy bay nổ gây chết người. Ngoài ra, các mạch núi ở Nevada đều có độ cao trung bình hơn 150m, thậm chí có những đỉnh núi cao tới hơn 400m, với độ cao đó, hỗn hợp không khí và nhiên liệu máy bay sẽ trở nên cực mỏng, khiến động cơ máy bay không thể nào làm việc. Đối với vụ Fossett, điều kiện thời tiết khi đó có khả ng tạo thành dòng khí lưu với tốc độ trên 600km/h, trong khi tốc độ tối đa của chiếc máy bay chỉ đạt 482km/h, có nghĩa là ông khó tránh khỏi cái chết.
Theo An Ninh Thủ Đô
Chữ ký của yu | | | | | |
|