Gọi là thuyền nhưng thực chất nó là cái khung sắt đổ bê tông nho nhỏ đã trơ cả lõi sắt thép han gỉ. Đã nghe câu “Lênh đênh qua cửa Thần Phù/ Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm” nhưng vì muốn tận mắt chứng kiến chữ “Thần” huyền tích to bằng cái chiếu hoa nên tôi cố gạt đi cái sợ.
Cả làng đau mắt vì tấm bia!?


[You must be registered and logged in to see this link.]
Chữ Thần khắc nổi trên vách đá bị người dân đục mất góc khiến nước mua hắt vào làm rêu mốc.


Lạc lên lạc xuống chúng tôi mới tìm được lối vào cửa Thần Phù. Rõ ràng, trước khi đi ông Tránh, V phòng UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ dẫn tỷ mỉ, thế mà hỏi mãi vẫn không tìm được đường đi đúng. Người chỉ ngược, người chỉ xuôi. Người dân xã Nga Thiện sống ngay chân cửa Thần Phù cũng không biết và càng không biết cái tấm bia khắc trên lưng núi đá chứ nói gì đến chuyện họ biết chữ gì trên bia đó. Phải đến khi gặp lão ch bò bên chân núi chỉ dẫn một cách rất lòng vòng, sau cùng chúng tôi mới có dịp chiêm ngưỡng tấm bia trên vách đá. Một chữ “Thần” ở vị trí linh thiêng trên núi đá cao ngất, người xem phải ngửa mặt lên mới nhìn được nếu như không muốn nguy hiểm bắc thang để leo lên tận nơi xem kỹ càng.

Xưa kia, nơi đây- xã Nga Thiện, Nga Sơn này vùng biển mênh mông nước. Dòng sông Hoạt khi ấy là dưới đáy của thung lũng núi đá này. Đây là hệ núi đá chạy từ Ninh Bình cho đến Thanh Hóa. Kết cấu thiên nhiên địa chất đã làm nên những dãy núi hùng vĩ như dải tường thành chia thổ. Thế rồi, bỗng dưng, đến vùng Nga Thiện lại mở khẩu thành lối cho thuyền bè qua lại. Là lối duy nhất để thuyền bè giao thương mang cá cũng như lối đi lợi hại đối với thủy quân. Từ đây, bao điều bí ẩn đã xảy ra đối với các thuyền chiến mỗi khi xuất binh về xứ của thành Tây An. Để sóng yên bể lặng mỗi khi qua đây, thì dù có tài vượt sóng, bg gió tài ba đến nhường nào cũng thể thắng nổi con sóng l t ở cửa Thần Phù này...

Ngay cả khi chúng tôi vừa gọi đò để đi sang bờ bên kia sông, phía có tấm bia khắc ghi chữ “Thần” vợ chồng anh Thuần lái đò nhắc nhở: “Là người dân nơi đây ai cũng thuộc lòng câu niệm “Lênh đênh qua cửa Thần Phù, Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”. Anh bảo: “Lạ lắm, dòng sông thì nhỏ thế thôi nhưng tàu, xà lan vài chục đến trăm tấn cứ chạy phăm phăm suốt ngày đêm. Mùa cạn cũng như mùa nước, chả có cái nào bị mắc cạn. Duy chỉ có một lần, vào năm 2003 có chiếc xà lan chở cát chạy đến cửa nhà tôi thì bị quay ngang, không làm cách nào đi thẳng được. Mắc vào bờ từ sáng đến tối chờ máy cẩu hạng nặng vào cẩu dọc ra mới được. Mà phải trút hết cát xuống mới thoát được đấy”. Đường bộ đi đến cửa Thần Phù thì bị núi bịt cụt, không thể đi tiếp được. Muốn đi qua thì phải đi bằng đường sông, mà đi đường sông thì uốn lượn lênh đênh, người không phải dân sông nước thì hết vía hoặc thà quay ngược ra đường huyện đi cho lành...

[You must be registered and logged in to see this link.]
Đền thờ Áp Lãng Chân Nhân.


Dọc bờ sông Hoạt từ đường “xã lộ” đi đến Thần Phù có dân ở nhưng hoang sơ. Gần bến đò nhà anh Thuần có ngôi nhà thờ kiến trúc rất đẹp, vẫn nguyên dáng dấp nguy nga nhưng không có người. Anh Thuần bảo: “Đó là ngôi nhà thờ được xây lâu lắm rồi, từ khi tôi còn bé tý, nay tôi hơn 40 tuổi rồi vẫn thế. Giờ thì nó không có người, bị bỏ hoang vì người dân chuyển hết đi nơi khác rồi”. Hoang cảnh ở gần cửa Thần Phù, dòng sông Hoạt có gì cứ huyền bí. Ngay cả ngôi nhà anh Thuần cũng toát lên vẻ khác lạ, nhà thấp lè tè, muốn vào phải cúi gập người. Nhà bé thế mà có đến 4 người ở vẫn vừa. Thỉnh thoảng, cơn gió thông thổi hắt từ đá núi xuống chỗ chúng tôi đứng cứ lành lạnh. Tiếng rì rào, lạch cạch của ruộng cói bị gió miết vào nhau cứ như có ai cầm dao cạo vào cật tre.

Anh Thuần bảo: “Nhà tôi nằm dưới chân chữ Thần, lại hương khói vào ngày thiêng nên không ai bị mắc bệnh gì, chứ bên làng Hoàng Cương bị đau mắt cả làng, quanh năm suốt tháng mắt cứ toét nhèm chữa mãi không khỏi. Đến khi người ta phát hiện chữ Thần chiếu thẳng vào làng thì người ta đổ cho đó là nguyên nhân gây nên bệnh toét mắt. Cả làng hì hục bắc thang leo lên thay phiên nhau đánh đục từng vảy đá cho đến khi góc chữ Thần bị mẻ đi mới thôi”.

Lão Vọng Chân Nhân



[You must be registered and logged in to see this link.]
Anh Thuần lái đò - người đã hơn 20 năm “gác” chữ Thần.


Chuyện huyền bí về tấm bia khắc độc chữ “Thần” ở cửa Thần Phù được ông Mai Anh Tuân - Trưởng Phòng VHTT&DL huyện Nga Sơn cho biết: “Đúng là nơi ấy thì hiểm ác lắm, nhưng thời nước biển còn mênh mông cả vùng Nga Sơn cơ. Năm 2004 chúng tôi đã phải bắc thang lên để xem thì thấy bên cạnh chữ Thần vẫn còn dòng chữ nhỏ khắc bên cạnh như sau: “Nhật Nam nguyên chỉ đặc sai” với kiểu chữ khắc chìm chứ không khắc nổi như chữ Thần. Như vậy, từ nghĩa có liên quan được các nhà nghiên cứu đưa ra hội thảo cấp quốc gia thẩm định đó là Trịnh Sâm sai người khắc chữ đó. Theo tài liệu, vào năm Tân Mão 1771 có ghi Trịnh Sâm đi thanh kỳ qua vùng này...”.

Còn việc dân làng Hoàng Cương bị toét mắt, theo ông Mai Anh Tuân, khi ấy bên y tế huyện đã kiểm tra thì do dùng nguồn nước bị ô nhiễm sau cơn mưa lũ. Y tế huyện Nga Sơn khử nước và hướng dẫn tra thuốc đau mắt, sự việc chấm dứt ngay sau đó chứ không phải do người dân Hoàng Cương đục chữ Thần rồi mới khỏi bệnh. Tuy nhiên đến nay, chữ Thần do ai khắc vẫn còn nhiều tranh cãi.

Còn vùng đất như một địa danh lịch sử này đã gắn liền với nhiều truyền thuyết mà nhiều người dân biết đến như vùng đất dữ trọng lẽ tâm thanh cao. Những người tâm sáng khi ấy đi qua đã được đạo sỹ “ứng sóng hô phong” cho những chiến thuyền bình thiên hạ đi qua. Khi ấy, những chiến thuyền đi qua đều gặp phong gió dữ dội, kẻ đạo sỹ đọc được tâm niệm từng người nên sẽ ra tay giúp đỡ người hiền tài, phó mặc kẻ lưu bạc. Sau khi giang sơn bình ổn, Lão Vọng đã lên đỉnh núi hóa đá tỳ tay vào cằm để chiêm nghiệm sự luân hồi của thiên hạ. Để như luôn hướng về cội nguồn, những người giúp qua cơn hoạn nạn, người dân đã dựng đền thờ mang tên Áp Lãng Chân Nhân trên địa bàn huyện Nga Sơn.

Một tài liệu khác cho rằng, Lão Vọng không phải là thần thoại mà là người thực. Lão là người chài lưới vùng này nên hiểu được luồng lạch nơi cửa Thần Phù nên lão giúp đỡ người lái thuyền vượt sóng gió một cánh điêu luyện bằng kinh nghiệm của mình. Cửa Thần Phù là tên một địa danh lịch sử xa xưa gắn với nhiều truyền thuyết, thực chất là một vùng đất nằm hai bên cửa biển cũ nay đã ở trong đất liền thuộc ranh giới giữa 3 huyện, chính xác là 3 xã Nga Điền, Nga Sơn, (Thanh Hóa); xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và xã Lai Thành, Kim Sơn (Ninh Bình). Ngày nay khu vực này đã được phù sa bồi đắp thuộc lưu vực sông Càn, con sông cùng với dãy núi Tam Điệp là ranh giới giữa 2 miền Trung - Bắc của Việt Nam.

Liên quan đến vùng cửa biển Thần Phù có nhiều truyền thuyết nổi tiếng như: Từ Thức gặp Giáng Hương, truyền thuyết Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang, truyền thuyết về võ ngựa quân binh Tây Sơn Nguyễn Huệ tiến về Thg Long.


Theo Giadinh