Cuối năm 2009 một hãng tin nước ngoài đg ảnh nông dân Đồng Tháp sống trên nhà sàn, xây mộ người thân trên sàn bêtông cốt thép thật cao, rồi kết luận nông dân xứ này đã biết cách ứng phó với chuyện nước dâng do biển đổi khí hậu, nhiều người cười ra nước mắt.

Bà Nguyễn Thị Phải, 63 tuổi, nông dân ở ấp 3 xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, kể lại chuyện xây ngôi mộ đặc biệt cho chồng là ông Nguyễn V Hai, như sau: “Vợ chồng tui quê gốc ở vùng Tân Hội, Cai Lậy, Tiền Giang, đến xứ này lập nghiệp đã hoen 20 năm. Trải qua những trận lụt kinh hoàng năm 1996, 2000, 2001, chứng kiến không biết bao nhiều người qua đời trong mùa nước nổi không có chỗ chôn thân, phải xóc cây gác quan tài ngoài đồng xa chờ nước rút để đào huyệt; những nhà có đất gò, đào được huyệt thì nước cũng tràn vào lênh láng, quan tài chìm trong nước lạnh, tui với ổng sợ quá. Xứ này một năm nước ngập trắng đồng 4-5 tháng, nên hai vợ chồng tui bàn nhau, dù nghèo hèn cũng thể, khi chết dứt khoát không ai được vùi thân dưới nước, lạnh lắm, nên năm 2004 bèn gom góp tiền bạc mướn thợ đào móng xây cột, đổ tấm sàn bêtông cốt sắt cao hơn mặt nước để làm nơi an nghỉ. Ai cũng tưởng vợ chồng tui xây nhà, khi biết tui xây chỗ để đặt mộ, thiên hạ cười ngất”.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Sợ nước nên xây nhà lầu chôn chồng.
Cuối năm 2005, ông Hai qua đời, bà Phải đặt ngôi mộ ông trên sàn bêtông cao 5m, kế bên còn chừa một chỗ cho bà an nằm, thiện hạ kéo đến xem nườm nượp. “Mấy năm làm khá, tui và các con kêu người bơm cát vô chỗ ngôi mộ cho bằng mặt, dự định cây cái nhà mồ thật đẹp cho ổng, hết sợ nước ngập”, bà Phải chỉ cho chúng tôi xem ngôi mộ trên sàn đang được bơm cát san lấp mặt bằng, nói.
Ông Nguyễn V Sơn (Sáu Sơn) thợ hồ ở ấp 3 thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, cho biết từ khi có ngôi mộ trên sàn bêtông của gia đình bà Phải, những năm qua ông đã xây rất nhiều ngôi mộ tương tự khắp địa bán hai huyện Tam Nông, Thanh Bình.
“Nhiều nơi, người ta thuê thợ xây một cái sàn rất lớn để đặt được nhiều ngôi mộ. Những người có tiền như ông Hai Minh ở ấp 3 thị trấn Tràm Chim, không xây sàn bêtông mà xây luôn một cái kệ kiên cố cao hơn 3m để đặt mộ cha . Xây mộ trên sàn để thi thể người thân không bị ngâm trong nước lụt, chớ tụi nông dân bọn tui biết gì về thay đổi khí hậu”, ông Sơn nói.
Những người có thẩm quyền ở tỉnh Đồng Tháp cho biết, từ xưa mùa nước nổi ở vùng này kéo dài năm tháng trong năm, hơn 2/3 diện tích bị chìm trong nước, nhiều nơi bị nập sâu hơn 2m, nên phần lớn dân cư đều sinh sống trên nhà sàn.
Việc mai táng người chết trong mùa nước nổi rất khó kh, nên những năm gần đây người dân nảy ra sang kiến xây sàn bêtông cao hơn mặt nước để chôn cất người chết, chứ không liên quan gì đến chuyện ứng phó với nước dâng do biến đổi khí hậu.
Ông Lê Chiến Thắng, phó chủ tịch cục trưởng chi cục Quản lý đất đau thuộc sở Tài nguyên và môi trường Đồng Tháp, cho biết toàn tỉnh có 185ha đất nghĩa trang, trong đó có nhiều nghĩa trang nhân dân ở các huyện, nên việc mai táng người chết trong mùa nước nổi cũng không còn quá khó kh như ngày xưa.
Tuy nhiên, tập quán của nông dân là thích chôn cất người thân ở đất nhà chứ không muốn mang ra nghĩa trang, nên họ chọn cách xây sàn bêtông cao hơn mặt nước để đặt mộ.
“Hiện nay việc xây mộ trên sàn đang khá phổ biến, chưa ai thống kê số mộ này, các ngành chức ng cũng chưa nói gì về chuyện hay dơ, đúng hay sai. Nhưng có thể nói đây là một cách thích nghi với mùa nước nổi hàng năm của nhà nông, gán ghép việc này với vấn đề biến đổi khí hậu thì… khiên cường quá”, ông Thắng nói.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị