moonrose Quản lý từng chuyên mục
Gia nhập : 17/12/2009 Tổng số bài gửi : 766 Điểm đóng góp : 1563 Được cám ơn : 85 Tuổi : 31 Đến từ : cho lau Sở thích : muzik and dance Quan điểm : sống vj` muzik _ dance ;có những khoảnh khắc,tuy chỉ tồn tạj trong 1 thờj jan ngắn nhưng sẽ trở thành bất tử nếu ta sống trọn vẹn vớj nó....... Con vật yêu thích: : Mức độ vi phạm diễn đàn: :
| Tiêu đề: Để điểm số và bằng cấp không còn là gánh nặng Sun Mar 07, 2010 1:35 pm | |
| | | | | | [You must be registered and logged in to see this link.] Để điểm sổ và bằng cấp không còn là gánh nặng
Điểm số là… "vô lý" Có nhiều quan điểm khác nhau về việc học và điểm số, đối với mỗi cá nhân khác nhau thì sức nặng của nó khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Phạm Toàn, người đầu tiên phát hiện ra sự vô lý của hệ thống điểm số là Henri Piéron, một nhà tâm lý học Pháp: Khoảng năm 1950, Piéron viết cuốn sách có tên "Thi cử và đánh giá" (Examen et Docimologie), trong đó ghi nhận những kết quả nghiên cứu của ông trong 20 năm. Ông này rút ra một điều là tất cả những điểm số của cùng một người cho điểm, vào cùng một bài thi vào những thời điểm khác nhau, thì điểm số phân bố theo hình sin. Ở nhiều trường học phương Tây, người ta bắt đầu bỏ dần đánh giá điểm số ở nhiều môn học, mà thay vào đó là hỏi - đáp trực tiếp, mở rộng tranh luận, trình bày, để phát triển năng lực của học sinh. Tức là người ta đang cố bớt "quan liêu" trong hệ thống đánh giá ở trường học. Và mỗi sinh viên chúng ta đều phải phấn đấu để giảm bớt sự "quan liêu" đó. …Và còn là một gánh nặng trong văn hóa Bạn Đỗ Thơm - Khoa Báo chí, trường ĐH KHXH&NV HN nêu ra một thực tế rất đáng lưu tâm: Vấn đề coi trọng điểm số và bằng cấp ở Việt Nam là do ảnh hưởng rất nặng nề của văn hóa khoa cử. Nhiều làng quê rất coi trọng chuyện "con nhà nọ" học ở đâu, đỗ bằng gì. Thậm chí, nhiều gia đình cho rằng vào đại học là con đường duy nhất để thay đổi cuộc đời. Nhiều dòng họ còn tặng thưởng cho những người có điểm thi cao mỗi năm học. Điều này cũng vô tình gây ra rất nhiều áp lực cho mỗi người đi học, khi họ biết rằng điểm số và bằng cấp không phản ánh được tất cả. Nhà nghiên cứu Phạm Toàn chia sẻ: "Làng tôi cũng có chuyện đó. Nhưng, mình phải có bản lĩnh để vượt qua thôi. Cuộc sống là thế. Mình phải biết việc làm của mình, nếu quá so đo đến dư luận xã hội thì… suốt đời các bạn đau khổ." "Sự học là để cho mình chứ không phải là để cho điểm. Điểm là tự mình thỏa mãn với nó, cũng không cần phải thỏa mãn dòng họ. Nếu chúng ta cứ sợ sệt các lề thói áp đặt lên mình, thì rất mệt mỏi. Nếu các bạn sinh viên tự giải phóng được mình, tức là đã tự thay đổi dần dần các quan niệm cũ." - ông nói thêm. Sức hấp dẫn của những người thành đạt... không bằng cấp Câu chuyện về những người thành đạt mà không có bằng ĐH vẫn là một chủ đề hấp dẫn đối với sinh viên. Anh Nguyễn Cảnh Bình đưa ra một ví dụ sinh động. Chị Lý Thị Bích Huyền, hiện là đại diện kinh doanh của Alphabooks khu vực phía Nam. Tốt nghiệp PTTH, chị Huyền lần lượt đi làm các công việc như trực cửa hàng áo cưới, bán thảm lót nhà, phụ trách cửa hàng bán thảm, nhân viên nhập dữ liệu. Nhưng điều đặc biệt ngạc nhiên là chị đã cặm cụi đọc và có hiểu biết về sách quản trị kinh doanh hơn rất nhiều bạn học đại học. Hiện chị đang đảm trách công việc kinh doanh quan trọng - vị trí này thường tối thiểu phải là người tốt nghiệp ĐH. Gạt bỏ tất cả những tấm áo bằng cấp, ta sẽ thấy, cốt lõi của những người thành công là sự luyện tập, rèn luyện chăm chỉ. Chuyện có học ĐH hay không, đối với những người này chỉ là những con đường khác nhau, mà đều đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc. Đây cũng chính là điều được nhà nghiên cứu Phạm Toàn khẳng định: "Nếu mình học thực sự, thì yếu tố nội lực, nội sinh ấy đảm bảo cho mình một tư thế vững chắc. Dù vẫn phải sống trong rất nhiều những dòng ảnh hưởng khác nhau, nhưng thứ nhất là tuyệt đối không bao giờ đi xin điểm; thứ hai, nếu thấy không hiểu, thảo luận lại với thầy cô. Vì chúng ta có nhiệm vụ phải thuyết phục người khác như vậy". Xét đến cùng, điểm số hay bằng cấp cũng chỉ là những "tấm ảnh" phản ánh năng lực của mỗi sinh viên. Nhưng mức độ phản ánh đó chính xác đến bao nhiêu thì chỉ mình mới biết. Và mình phải tin vào năng lực riêng của mình. Xác lập thang giá trị cho riêng mình Nhưng không ai có thể sống một mình trong thế giới này. Bằng cách nào đó, mỗi người vẫn cần đến những bảng đánh giá theo tiêu chí chung để so sánh mình với người khác. Vậy mỗi người có thể xác lập thang bậc đó như thế nào? Câu chuyện về sự học riêng của mỗi nhân vật trong buổi đối thoại trở thành một bài học về việc xác lập các thang giá trị riêng của chính mình. Như một lời tâm tình, nhà nghiên cứu Phạm Toàn nói: "Ở đời, bạn hãy chìa tay ra với cơ may chứ đừng "khó tính" với nó quá. Khi ở bộ đội, tôi làm công việc in các truyền đơn cho Pháp đọc. Do đó mà nhớ việc học tiếng Pháp ở trường. Ông đại đội trưởng biết được, đề nghị viết thử một tờ. Sau đó tôi không phải làm việc in truyền đơn nữa mà là viết văn bằng tiếng Tây cho Pháp đọc. Rồi tôi được ông chính trị viên đại đội dạy tiếng Anh. Những cái đó hoàn toàn không nằm trong kế hoạch cuộc đời, khi các cơ hội đến, thì bạn nên nhận lấy thôi. Sau này có gia đình, đời sống cực khổ, chúng tôi phải ra thư viện dịch thuê, viết mướn, kiếm ăn lần hồi. Tôi tập trung dịch về tâm lý học - tức là mình phải chọn cái gì mình vừa kiếm được tiền, vừa là để học. Tôi không được đi học vì những lý do cá nhân, nói ra thì lại bảo là… tố khổ, nhưng một đời tôi không được nghỉ Tết, không có ngày nghỉ, và không hề lấy đó làm đau khổ". Anh Nguyễn Cảnh Bình chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân: "Tôi từng vào đội tuyển quốc gia môn Lý và học giỏi Toán ở cấp 3, nhưng vào ĐH, thi 3 lần liền môn Lý chỉ được 2 điểm, và cố gắng lắm mới được 5 điểm môn Tích phân. Nhưng, tôi tìm cách tự đánh giá năng lực của mình bằng môn Lịch sử, bằng các vấn đề tranh luận… chứ không phải dùng Toán, Lý. Như vậy, thang điểm chỉ là một cách đánh giá tương đối về bản thân mình. Nhưng hãy cố gắng đạt được điểm cao trong những môn mình cho rằng nó quan trọng. Và hơn hết là cần hiểu bản chất của điểm số ấy, ai đánh giá, đánh giá trong hệ nào, và đánh giá theo tiêu chí nào, chất lượng của nó như thế nào? Bản thân tôi, hồi nhỏ đi học, chỉ cần điểm thấp một chút thôi là mình cảm thấy rất khó chịu. Khi lớn hơn, đọc thêm sách, mình mới hiểu đâu là điều cần thiết. Và tôi không cảm thấy quá áp lực và đau khổ với điểm kém nữa. Lúc ấy mình chỉ rất băn khoăn, trăn trở sẽ làm gì trong cuộc đời, điểm số trở thành chuyện nhỏ". Buổi đối thoại tiếp tục đặt ra hàng loạt các vấn đề cho đến tận phút cuối cùng: Phải chăng việc học ở trường ĐH là sự truyền dạy lại kiến thức của giáo viên cho sinh viên, hay là một quá trình tương tác khác? Làm thế nào để biết rõ mình cần gì trong tương lai và chuẩn bị như thế nào ngay bây giờ? Hay, những cách thức nào mà các nhà tuyển dụng hiện nay đang sử dụng để chọn được nhân sự thích hợp, không chỉ căn cứ trên hồ sơ bằng cấp? "Đối thoại cùng sinh viên" sẽ đồng hành cùng các bạn sinh viên để tiếp tục làm rõ nhiều vấn đề liên quan. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI TỌA ĐÀM: ● Gần 70% sinh viên tự tạo áp lực cho chính bản thân về điểm số và bằng cấp, cao hơn hẳn các áp lực đến từ gia đình, người thân và xã hội. ● Một nửa sinh viên được hỏi cho rằng họ dùng chưa quá 50% quỹ thời gian của mình để có được điểm cao trong các bài thi. ● 50% sinh viên cho rằng có thể xin được việc làm tốt mà không cần bằng đẹp. ● Chỉ có 3,6% sinh viên cho rằng bằng cấp là rất quan trọng, hơn 52% coi trọng nhưng không quá chịu áp lực. ● Gần 60% cho rằng, bảng điểm và bằng cấp hiện nay đánh giá tương đối chính xác năng lực của bản thân. "Nguyễn Thị Phương Thúy (HV Quản lý Giáo dục): Khi đi xin việc, nếu một người có bằng ĐH loại tốt hơn, bảng điểm đẹp hơn, hay có thêm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, liệu có ưu thế hơn? Anh Nguyễn Cảnh Bình: Trong bộ hồ sơ xin việc thường phải có bằng ĐH, nhưng đó chỉ là một yếu tố tham khảo chứ không phải là quyết định. Các doanh nghiệp VN đang có xu hướng làm theo cách đưa ra các bài kiểm tra trình độ tin học, ngoại ngữ trực tiếp, hơn là dựa trên các loại chứng chỉ gửi kèm."
Chữ ký của moonrose | | | | | |
|