T...A Quản lý từng chuyên mục
Gia nhập : 08/12/2009 Tổng số bài gửi : 433 Điểm đóng góp : 794 Được cám ơn : 56 Sở thích : choi Quan điểm : vui ve Con vật yêu thích: : Mức độ vi phạm diễn đàn: :
| Tiêu đề: Những chuyện bi hài của cuộc sống Tue Mar 16, 2010 3:31 pm | |
| | | | | | Cụ già ăn mày... tuyển thư ký
Chiều ngày 3/5/2008, dưới chân cầu vượt tại thành phố Thẩm Quyến, Trung Quốc, một cụ già ăn mày 67 tuổi đã thu hút được chú ý của rất nhiều người bởi ông đang cho đăng biển quảng cáo “tuyển thư ký”. Trên tấm biển viết: Tôi đang cần tìm thư ký. Không giới hạn nam nữ, tư cách đạo đức tốt, không lừa gạt mọi người. Tôi sẽ trả phần lớn tiền cho thư ký, chỉ giữ lại một phần nhỏ để sống qua ngày, với điều kiện là thư ký phải đưa đón tôi về hàng ngày”.
[You must be registered and logged in to see this link.] Cụ già ăn mày 67 tuổi với tấm biển quảng cáo “tuyển thư ký”.
[You must be registered and logged in to see this link.] Tấm biển của ông lão.
Phía dưới tấm bảng còn ghi vài dòng kể khổ, đại ý: “Quê nhà ở Hắc Long Giang, vợ chết, không con cái. Nay dọn nhà tới chân gầm cầu. Nhờ trời cũng sống qua ngày”.
Khi được phóng viên hỏi, ông nói: “Trước đây tôi làm nghề nông, nhưng năm ngoái, nghe mọi người nói đến Thẩm Quyến làm ăn mày kiếm rất khá, thế là tôi bèn đến đây kiếm sống. Ở đây, có rất nhiều người làm nghề này nên phải giành giật ghê lắm. Năm ngoái còn khỏe mạnh, chứ năm nay, sức khỏe yếu đi nhiều rồi, phải tìm người trợ giúp thôi”.
Theo người dân nơi đây, thu nhập hàng tháng của ông có khi còn lớn hơn những người dân bình thường. Bởi mỗi lần đi qua chân cầu vượt, nhìn thấy cảnh cụ già đơn độc, mọi người không chỉ cho tiền mà còn cho cơm, cho thức ăn.
Bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học
Chuyện một bà lão ăn mày nhặt nhạnh từng hạt cơm để nuôi một đứa trẻ mới 15 tháng tuổi không nơi nương tựa, không máu mủ ruột rà lớn lên rồi trở thành một sinh viên đại học thật sự là một câu chuyện cổ tích ngay giữa đời thường.
[You must be registered and logged in to see this link.] Bà Trần Thị Nguyệt.
Bà Trần Thị Nguyệt, quê gốc ở làng Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Nhà nghèo, mẹ mất sớm và không có người thân nương tựa, bà phải sơ tán từ Hà Nam lên Nam Định, thuê nhà ở rồi bán xôi kiếm sống qua ngày ở gần nhà trẻ trên đường Nguyễn Du.
Một lần, một người đạp xe xích lô đã nhờ bà trông hộ đứa con gái nhỏ mới 15 tháng tuổi của mình rồi bỏ con lại cho bà và ra đi không bao giờ trở lại. Thương đứa bé, bà đã cưu mang nó, nhặt nhạnh những đồng tiền bán xôi ít ỏi của mình để lo cho cháu đi học.
Tuổi già, sức yếu, khi không còn đủ sức đội thúng xôi nữa bà đành đi ăn xin và tích lũy những đồng tiền xin được gửi cho cô gái học đại học trên Hà Nội. Câu chuyện đã được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng và gây xúc động nhiều người. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã đích thân gửi thư cho cô sinh viên nghèo vượt khó và tặng em 2 triệu đồng để đóng tiền học phí.
Khỏa thân để đi ăn mày
Năm ngoái, một cặp vợ chồng ăn mày đã gây xôn xao cả thành phố Berlin, Đức khi quyết định đứng khỏa thân để xin tiền ngay giữa phố trong ánh mắt kinh ngạc và ái ngại của người đi đường.
[You must be registered and logged in to see this link.] Cặp vợ chồng ăn mày đứng khỏa thân để xin tiền ngay giữa phố trong ánh mắt kinh ngạc và ái ngại của người đi đường.
Họ cầm trên tay 1 tấm biển với dòng chữ “Không nghề nghiệp. Không có tiền. Không có quần áo mặc” và thường chặn các ôtô ở khu vực ngã tư lúc đèn đỏ để xin tiền trong trạng thái không mảnh vải che thân.
Tuy vậy, kế hoạch xin tiền của cặp vợ chồng khốn khổ này không kéo dài được bao lâu thì đã bị cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương can thiệp. Họ được đưa vào một khu trại tị nạn dành riêng cho người vô gia cư và hưởng một khoản trợ cấp xã hội nhỏ mỗi tháng để sống qua ngày.
Tranh thủ quảng cáo khi đi ăn xin
Tại thành phố Hồ Bắc, tỉnh Vũ Hán, một công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm gia dụng đã nảy ra ý tưởng quảng cáo rất độc đáo, đó là thông qua những người ăn xin trên đường phố.
Với giá khoảng 10 nhân dân tệ mỗi ngày, người ăn xin sẽ có nhiệm vụ cầm một chiếc biển quảng cáo nhỏ có ghi tên, địa chỉ của công ty rồi đi ăn xin tại các tuyến phố có đông người qua lại.
[You must be registered and logged in to see this link.] Chỉ những người trung thực, cần cù và có sức khoẻ tốt mới có may mắn được làm nhân viên quảng cáo cho công ty.
Ông Wuchang, chủ nhân của ý tưởng trên cho biết: “Loại hình quảng cáo mới này rõ ràng có lợi cho cả đôi bên. Ngoài 10 nhân dân tệ mỗi ngày, chúng tôi sẽ thưởng thêm nếu họ mang về những khách hàng lớn”.
Tuy nhiên, không phải người ăn xin nào cũng có may mắn trở thành người quảng cáo cho công ty. Đó phải là người trung thực, cần cù và có sức khoẻ tốt mới có thể mang được chiếc biển theo hàng ngày.
Báo dành cho người ăn mày
[You must be registered and logged in to see this link.]
Ở Pháp, cuối thế kỷ 19, người ta đã xuất bản cho những người ăn mày một tờ báo.
Ở Pháp, cuối thế kỷ 19, người ta đã xuất bản cho những người ăn mày một tờ báo, trong đó có những bài viết về những ngày lễ hội, địa chỉ của những nhà từ thiện, thời gian hiện diện của những người ăn mày. Tờ báo cũng giới thiệu những phương pháp xin bố thí tốt nhất.
Chữ ký của T...A | | | | | |
|