20 năm trước, một nhà khoa học máy tính người Anh đã thành công trong việc chia sẻ thông tin giữa các trường đại học. Khi đó, ông không hề biết rằng, phát minh của mình lại khai sinh mạng lưới có ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới.
Mạng internet có mặt từ những năm 1970 nhưng phải sau đó một thời gian tương đối lâu mới hình thành khái niệm về các trang web, một hình thức phổ biến giúp nguời dùng internet giao tiếp và chia sẻ thông tin.
Trong thời kỳ đầu của internet, thông tin được tìm kiếm qua email, nhóm tin hay truy cập vào các danh mục thư viện điện tử sử dụng giao thức Telnet. Đến cuối những năm 1980, hệ thống trở nên quá tải trước, mọi việc bắt đầu vượt tầm kiểm soát.
Năm 1989, Tim Berners-Lee, một nhà khoa học máy tính tốt nghiệp ĐH Oxford đề xuất một hệ thống trong đó các siêu văn bản có thể liên kết với nhau. Bằng cách nhấn vào đường dẫn trong văn bản, người sử dụng có thể tự động di chuyển tới một văn bản khác. Đề xuất được chấp nhận và một năm sau đó, Berners-Lee hoàn thành trình duyệt đầu tiên, với tên WorldWideWeb (không cách). Thời đó, “các website” không có màu và vắng bóng công nghệ đồ họa.
Thế nhưng, đến năm 1994, một sản phẩm được coi là công cụ đầu tiên đưa web đến với người dân là “Hộp internet”. Đây là dịch vụ cung cấp giải pháp toàn diện cho người sử dụng máy tính truy cập internet có trình duyệt Mosaic, một phần mềm kết nối internet cho phép hình vẽ và phần văn bản tồn tại trong cùng một cửa sổ làm việc.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Tim Berners-Lee, cha đẻ của WorldWideWeb không thể ngờ ý tưởng của mình thúc đẩy internet phát triển rực rỡ như ngày nay.
Giai đoạn 5 năm đầu đời cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng, dù con số khá khiêm tốn so với ngày nay. Giữa năm 1993, chỉ có 130 website trên toàn thế giới nhưng đến cuối năm 1994, khi web kỉ niệm sinh nhật lần thứ 5, con số đó đã lên tới hơn 12.000. Tuy nhiên, chỉ có 18% số website đó có phần đuôi “.com” và việc thương mại hóa website mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu.
Khi thế giới chuẩn bị bước sang thế kỉ 21, cuộc chiến trình duyệt bắt đầu nổ ra, đáng chú ý là “khoảnh khắc” Microsoft giới thiệu trình duyệt IE, cạnh tranh với Netscape Navigator (tiền thân của Firefox). Cuối cùng IE đã giành phần thắng nhờ có thái độ thoáng hơn Netscape trong cách xử lý thông tin về… sex.
Trong 10 năm này, hệ thống web không chỉ chứa đựng thông tin tĩnh mà các nội dung động cũng được đưa vào và hoàn thành tốt hơn mong đợi gồm: video, audio đa truyền thông. Thời kỳ này cũng đánh dấu sự ra mắt của các công cụ tìm kiếm. Quá trình kinh doanh internet cũng được đánh dấu với sự ra đời của các tên tuổi Amazon, eBay, Google và Yahoo.
Ở tuổi 15, WorldWideWeb đã bắt đầu thay đổi. Ngày càng có nhiều người mua sắm trên mạng thường xuyên hơn. Các nhà bán lẻ trên Amazon công bố lợi nhuận năm đầu của mình với doanh số bán ra tăng 33% so với năm trước. trong khi đó, eBay có hơn 135 triệu lượt người đăng ký, tăng 43% so với năm 2003. Cả hai công ty đã mua hoặc bán số hàng hóa trị giá lên đến 10 tỷ USD.
Sự thay đổi thứ hai là cách thức tương tác xã hội diễn ra trên mạng. Tuy MySpace hay Facebook chưa ra đời nhưng “tổ tiên” của các dịch vụ này đã thai nghén ý tưởng và tạo chỗ đứng vững chắc cho các “hậu duệ” sau này. Khi dịch vụ blog thực sự cất cánh, những người sử dụng web bắt đầu có thói quen cung cấp nội dung cho chính các website chứ không chỉ đơn thuần “tiêu thụ” thông tin từ đó.
Tính đến nay, 20 năm đã trôi qua, “trụ cột” của hệ thống web vẫn là các trang thông tin siêu liên kết. Nhưng bên cạnh đó, hình thức chia sẻ thông tin này đã phát triển nở rộ gồm các dịch vụ: mua bán trực tuyến, công cụ tìm kiếm, mạng lưới giao tiếp… đang đan xen tác động qua lại lẫn nhau thúc đẩy sự trao đổi thông tin rộng khắp toàn cầu. Thêm vào đó, yếu tố thương mại, văn hóa đang lấn lướt yếu tố công nghệ để trở thành nguời chỉ huy sự phát triển của internet.
Phan Anh
Chữ ký của motthoi